image banner
Nam Định - vùng đất thấm đẫm văn hóa, lịch sử
Lượt xem: 21

Nam Định là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, có nhiều lễ hội đặc sắc gắn với các di tích lịch sử. Nơi đây có tới hơn 200 lễ hội truyền thống, tập trung tại thành phố và các huyện Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Mỹ Lộc, Hải Hậu…

 

Nơi có hơn 1.300 di tích

 

Nam Định nằm ở trung tâm vùng phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, là nơi phát tích của vương triều Trần - triều đại thịnh trị bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Đây là vùng đất đậm đặc di tích, di sản.

Toàn tỉnh Nam Định có hơn 1.300 di tích, trong đó có hai di tích quốc gia đặc biệt (gồm Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Trần và chùa Phổ Minh và Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo Hành Thiện).

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo.

Nếu đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Đền Trần có nghi lễ khai ấn đêm 14 tháng Giêng, Phủ Dầy gắn với chợ Viềng mỗi năm họp một phiên.

Nam Định có một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, hàng chục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia như hát ca trù, nghi lễ chầu văn lễ hội Phủ Dầy, Lễ hội Đền Trần, Lễ hội chùa Keo Hành Thiện, nghề sơn mài Cát Đằng, phở Nam Định...

Tỉnh Nam Định có ba tôn giáo chính là Phật giáo, Thiên Chúa giáo và Tin lành. Hơn 800 ngôi chùa trải khắp tỉnh, lâu đời nhất là chùa Tháp Phổ Minh, nằm trong quần thể Di tích lịch sử văn hóa đặc biệt đền Trần - Chùa Tháp. Đây là ngôi chùa vừa thờ Phật vừa thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông - vị vua thứ ba của triều Trần.

Nhà thờ Hưng Nghĩa (huyện Hải Hậu, Nam Định) có chính điện dài 76 m, rộng 33 m, cao 24m.
Nhà thờ Hưng Nghĩa (huyện Hải Hậu, Nam Định) có chính điện dài 76 m, rộng 33 m, cao 24m.

Nam Định có hơn 660 ngôi thánh đường. Giáo phận Bùi Chu nằm trọn trong địa bàn 6 huyện phía Nam sông Đào của tỉnh Nam Định, tập trung phần lớn số lượng giáo xứ, giáo dân ở tỉnh.

Các làng nghề tại thành Nam cũng phong phú. Nơi đây quy tụ gần 100 làng nghề truyền thống, trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng như đúc đồng Tống Xá, chạm khắc gỗ La Xuyên, ươm tơ Cổ Chất, dệt Cự Trữ, cây cảnh Vị Khê…

 

Nhiều lễ hội đặc sắc

 

Lễ hội đền Trần là một trong những lễ hội được tổ chức với quy mô lớn và thu hút đông đảo khách tham quan từ mọi miền Tổ quốc. Đền Trần gồm ba công trình kiến trúc nổi bật là đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa.

Lễ khai ấn ở đền Trần bắt đầu vào khoảng thế kỷ XIII đời nhà Trần vào năm 1239. Đây là nghi lễ tổ tiên của dòng họ nhà Trần. Cũng tại Phủ Thiên Trường, các vua Trần tổ chức tiệc chiêu đãi và phong hầu cho các vị quan có công với đất nước. Từ khi giặc Mông xâm lược thì lễ hội bị gián đoạn, đến năm 1269 mới được vua Trần Thánh Tông mở lại.

Người dân thức đêm chờ lễ khai ấn đền Trần.

Từ đó, lễ khai ấn Đền Trần diễn ra vào rằm tháng Giêng, thường vào ban đêm từ 23h ngày 14 tháng Giêng đến rạng sáng Rằm tháng Giêng. Ông Nguyễn Đức Bình - Trưởng Ban quản lý di tích đền Trần, chùa Tháp - cho Tiền Phong biết lễ hội đền Trần năm 2024 đón khoảng một triệu du khách, gần 30 vạn ấn đã được phát. Năm nay, đêm khai ấn đền Trần diễn ra dưới trời mưa lớn nhưng khách thập phương vẫn thức xuyên đêm, đội mưa chờ phát ấn.

Đã thành lệ vào mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng, du khách nô nức về Nam Định trẩy hội chợ Viềng. Theo quan niệm từ xưa, phiên chợ này có ý nghĩa "mua may bán rủi".

Tương truyền có hai vị tướng hành quân khi đến đất Nam Giang thì ngựa bị hỏng móng phải dừng lại. Nhân tiện có làng Vân Chàng nổi tiếng với nghề rèn truyền thống, họ nhờ bà con rèn lại móng ngựa và vũ khí mang theo. Trong khi chờ đợi, hai vị tướng ra lệnh cho lính lập đàn loan tin chiến thắng.

Du khách tấp nập tới chợ Viềng.
Du khách tấp nập tới chợ Viềng.

Dân chúng ở khắp các xã, thôn lân cận đem trâu, bò về mổ ở làng Vân Chàng ăn mừng. Từ sự kiện đó, bà con huyện Nam Trực lấy đêm mồng 7 và sáng mồng 8 tháng Giêng làm ngày hội họp đầu xuân để tưởng nhớ hai vị tướng.

Chợ Viềng cũng là dịp để bà con trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt và trưng bày, mua bán sản phẩm của các làng nghề truyền thống. Chữ Viềng trong chợ Viềng có nghĩa “về”, là “vầy”, sum vầy, hội tụ chung vui.

Khách tới chợ Viềng không cần mặc cả. Người dân quan niệm việc người bán không nói thách, người mua không mặc cả sẽ mang tới may mắn, thuận lợi cho cả đôi bên.

Dịp đầu năm, Nam Định cũng nổi tiếng với lễ hội Phủ Dầy tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một vị thần chủ trong tứ bất tử của người Việt Nam và của tín ngưỡng thờ Mẫu truyền thống.

Lễ hội có nhiều hoạt động độc đáo, trong đó nổi bật nhất là nghệ thuật hát văn và hầu đồng. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, lễ hội Phủ Dầy là một thành phần quan trọng tạo nên bản đại diễn xướng sử thi Liễu Hạnh.

Lễ hội Phủ Dầy tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Lễ hội này có ba nghi thức chính bao gồm lễ rước đuốc, nghi lễ rước Mẫu thỉnh kinh và hoa trượng hội (còn gọi là hội kéo chữ). Lễ hội Phủ Dầy và nghi lễ Chầu văn của người Việt được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lễ hội chùa Keo Hành Thiện (làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) là dịp để dân làng tri ân đức thánh có công với đất nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, ấm no, hạnh phúc, mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương.

Hội đua thuyền tại lễ hội chùa Keo Hành Thiện.
Hội đua thuyền tại lễ hội chùa Keo Hành Thiện.

Lễ hội này là hình thức sinh hoạt văn hóa gắn với tín ngưỡng thờ Đức thánh tổ Thiền sư Không Lộ - vị quốc sư thời Lý có nhiều công lao cứu nước giúp dân, dạy dân nghề chài lưới, nông nghiệp, nghề đúc đồng, nghề làm thuốc…

Chùa hai lần mở hội trong năm, đó là Hội xuân vào dịp tết Nguyên Đán và hội tháng 9 âm lịch mở vào ngày 13,14,15 để kỷ niệm ngày sinh của thánh tổ Không Lộ.

Lễ hội Chùa Keo Hành Thiện đến nay vẫn bảo tồn các nghi lễ cổ như trình Phật, thánh, phụng nghinh, phục miều (triều y), dựng phan (phướn)...

Theo tienphong.vn

Tin mới





anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Xã Nghĩa Sơn - Nghĩa Hưng - Nam Định
              Địa chỉ: Nghĩa Sơn - huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang