image banner
Tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy chuyển đổi số cấp huyện
Lượt xem: 72

(baonamdinh.vn) Công tác chuyển đổi số (CĐS) tại 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh được triển khai quyết liệt, đồng bộ và đã đạt được kết quả khả quan. Nhiều đơn vị như thành phố Nam Định, các huyện Vụ Bản, Ý Yên vượt mục tiêu đề ra trong Kế hoạch CĐS năm 2023. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ để CĐS cấp huyện tăng tốc, góp phần hoàn thành nhiệm vụ CĐS toàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 mà Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

anh tin bai

Công dân tra cứu thủ tục hành chính tại Trung tâm giao dịch hành chính huyện Nam Trực.

 Mục tiêu giai đoạn 2021-2025 tỉnh đề ra là CĐS tổng thể và toàn diện từ cơ quan Nhà nước, đến người dân, doanh nghiệp về phương thức sản xuất, đời sống sinh hoạt, cách thức lao động dựa trên công nghệ số. Để đạt được mục tiêu này, UBND tỉnh đã xây dựng nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy CĐS ở cơ sở. Sở Thông tin và Truyền thông (TT và TT) cùng với chính quyền địa phương và các doanh nghiêp viễn thông chủ động cung cấp hoàn thiện cơ sở hạ tầng và tập huấn kỹ năng CĐS. Đến nay, 100% trung tâm xã, phường, thị trấn đã được phủ sóng băng rộng cáp quang, 100% UBND cấp xã được kết nối Internet băng rộng cáp quang; hạ tầng mạng băng rộng cáp quang và mạng 4G phủ trên 80% hộ gia đình. Tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh đạt 85%. 100% cơ quan Nhà nước được kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước. 100% số máy tính của cơ quan (kể cả cấp huyện và cấp xã) được kết nối với mạng truyền số liệu chuyên dùng. Chữ ký số được trang bị đến 100% Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã. Sở TT và TT đã mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số, nền tảng số cho cán bộ công chức; tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Đây là những điều kiện thuận lợi để cấp xã đẩy mạnh CĐS. Trên cơ sở đó các địa phương trên địa bàn tỉnh đã xây dựng, ban hành các văn bản, kế hoạch triển khai thực hiện CĐS; rà soát, xây dựng hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bảo đảm nhiệm vụ CĐS và thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ CĐS theo Quyết định của UBND tỉnh giao. Do đó, số lượng phát hành văn bản đi dưới dạng điện tử của các huyện, thành phố đạt 100%; 100% văn bản đi (trừ văn bản mật) được ký số hoặc số hóa. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến và số hoá kết quả đầu vào và đầu ra đạt trên 98%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa: sử dụng nền tảng số đạt trên 90%, sử dụng hóa đơn điện tử 100%. Các huyện, thành phố đều xây dựng, đưa sản phẩm OCOP và nông sản của địa phương được lên sàn thương mại điện tử, quảng bá trên các trang mạng xã hội. Đặc biệt, thành phố Nam Định đã đạt nhiều nhiệm vụ CĐS của tỉnh và Trung ương giao như hoàn thành CĐS toàn diện ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố tại 67 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn; UBND thành phố là đơn vị đầu tiên trong tỉnh đồng bộ giữa cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với phần mềm quản lý văn bản điều hành đến cấp xã nên việc số hoá kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện đối với 100% thủ tục hành chính toàn trình có phát sinh hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện công tác CĐS vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế nhất định. Nhiều địa phương triển khai nhiệm vụ CĐS còn lúng túng. Hạ tầng kỹ thuật TT và TT chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Chưa có sự thống nhất, kết nối các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng còn nhiều khó khăn, thách thức. Sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan, ban, ngành trong công tác CĐS chưa đạt như kỳ vọng. Kinh phí để đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ nhiệm vụ CĐS tại các cơ quan, đơn vị còn khó khăn. Cán bộ, công chức làm đầu mối phụ trách công tác CĐS ở các huyện, thành phố hầu hết thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu về ứng dụng công nghệ thông tin, chưa đáp ứng được yêu cầu cao của nhiệm vụ. Bên cạnh đó, nhận thức và sử dụng công nghệ thông tin của người dân còn mức độ. Phần mềm dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia nhiều khi xảy ra lỗi, điện lưới mất luân phiên (thời điểm mùa hè năm 2023) và tốc độ đường truyền internet chậm làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan, địa phương. Đặc biệt một số chỉ tiêu trong Kế hoạch về CĐS đề ra khi thực hiện gặp nhiều khó khăn như: Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử; tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng…

Trước những khó khăn xuất phát từ thực tế, Ban chỉ đạo CĐS tỉnh xác định kiên trì mục tiêu thực hiện CĐS toàn dân, lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm, cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp cùng vào cuộc thực hiện CĐS. Ban chỉ đạo CĐS tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tiếp tục quan tâm bố trí, nâng cấp trang thiết bị cho Bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã, đội ngũ công chức… để phục vụ số hóa hồ sơ; tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; cung cấp dịch vụ công trực tuyến... Vấn đề nhân lực số ưu tiên các giải pháp chuyển đổi nhận thức thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng làm nòng cốt cho đội ngũ thành viên của mạng lưới CĐS tại cấp cơ sở, nhằm phục vụ tiến trình CĐS các cấp. Phát huy tinh thần nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội. UBND các huyện, thành phố trong chỉ đạo thực hiện CĐS. Sở TT và TT sớm hoàn thành đưa vào sử dụng kho dữ liệu cá nhân về số hoá trên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh để tái sử dụng lại dữ liệu đã số hoá. Đồng thời, tổ chức cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức để kịp thời tiếp cận được những ứng dụng ngày càng hiện đại nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc. Các huyện, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng, tập huấn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp CĐS; tiếp cận, sử dụng hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến do Nhà nước cung cấp; đồng bộ các cổng dịch vụ của quốc gia, tỉnh, huyện, ngành. Đối với các xã, thị trấn đề nghị rà soát, kiện toàn lại tổ công nghệ số cộng đồng, khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện góp phần làm tốt nhiệm vụ chuyên môn, góp phần thực hiện tốt Kế hoạch về CĐS cấp huyện nhằm đáp ứng mục tiêu, lộ trình đề ra./.

Bài và ảnh: Nguyễn Hương

Tin mới





anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Xã Nghĩa Sơn - Nghĩa Hưng - Nam Định
              Địa chỉ: Nghĩa Sơn - huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang